Họp tổ xây dựng Đề án về giảm nghèo bền vững tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025
Ngày 11/6/2021, đồng chí Phạm Văn Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp tổ xây dựng Đề án về giảm nghèo bền vững tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025.

Họp tổ xây dựng Đề án về giảm nghèo bền vững tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025.

Các chương trình, chính sách giảm nghèo hướng tới thực hiện mục tiêu cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của hộ nghèo, người nghèo, từ đó tạo sự chuyển biến, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc. Các chính sách đã thực sự đi vào cuộc của người dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ, đánh giá cao; đời sống của người  nghèo, cận nghèo từng bước được cải thiện. Kết quả giảm nghèo trong giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 34,44% vào đầu năm 2016 xuống còn 18,38% vào cuối năm 2020, bình quân giảm hơn 3,2%/năm, đạt mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV để ra. Đã có 02 huyện thoát nghèo; tỷ lệ hộ nghèo bình quân của các huyện nghèo giảm từ 39,91% vào đầu năm 2016 xuống còn 23,4% vào cuối năm 2020, bình quân giảm 3,3%/năm, nhưng chưa đạt mục tiêu đề ra (4-5%).

Lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội báo cáo về Đề án. 

Đề án nhằm mục tiêu chung, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp của tỉnh và khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch, tạo sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo mục tiêu giảm nghèo bền vững. Tập trung đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo, bản đặc biệt khó khăn theo tiêu chí nông thôn mới, ưu tiên hạ tầng thiết yếu như giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt... Tạo điều kiện để người nghèo, hộ nghèo tiếp cận tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản và các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo, góp phần tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập.

Mục tiêu cụ thể phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm bình quân 3%/năm; tỷ lệ hộ nghèo bình quân của các huyện nghèo giảm 4-5%/năm; đến năm 2025 có ít nhất 01 huy thoát nghèo. Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, hộ nghèo. 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu và đủ điều kiện đều được vay vốn; 75% người nghèo trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao khoa học-kỹ thuật để phát triển sản xuất và định hướng nghề nghiệp. 100% người nghèo trong độ tuổi lao động không có việc làm có nhu cầu đều được hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và hướng đến có việc làm ổn định. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị phấn đấu đến năm 2025 giảm còn 3,65%. Đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%, trong đó tỷ lệ lao động được cấp bằng, chứng chỉ đạt 30%.  Hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở cho 8.318 hộ nghèo có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh vào cuối năm 2025 (hộ nghèo theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ).

Tại cuộc họp các đại biểu đã thảo luận tham gia ý kiến về các vấn đề cần cụ thể hơn các giải pháp thực hiện hỗ trợ người dân thoát nghèo bền vững cũng như có kế hoạch và cụ thể đa dạng hình thức, phương pháp tuyên truyền về giảm nghèo để tuyên truyền chủ trương, chính sách giảm nghèo của đảng...

Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Phạm Văn Thủy yêu cầu Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp thu ý kiến của các đại biểu tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện Đề án.

Diệp Hương

 

Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1